Minimum Air chang rate

tunglam

Thành Viên [LV 0]
Kính chào mọi người mình đang thiết kế hệ thống điều hòa không khí. Có một chút thắc mắc mình muốn đưa ra đây để anh em trao đổi như sau:
Trong yêu cầu kỹ thuật người ta yêu cầu thông gió cho không gian phòng điều khiển và phòng điện là minimum air change rate 15 air changes/hour, minimum fresh air change rate là 7.5 air changes/hour. Nếu dựa vào thông số này để tính toán lượng gió tươi cấp vào phòng thì lượng gió tươi tính được là rất lớn vì vậy mà tải lạnh do gió tươi mang vào cũng tăng lên rất nhiều. Mình thấy thông thường tính lượng gió tươi là theo L/s/người hoặc L/s/m2 chứ không ai tính air change cả mình đang không hiểu air change ở đây nghĩa của nó là gì nhờ mọi người giúp đỡ.
 
Kính chào mọi người mình đang thiết kế hệ thống điều hòa không khí. Có một chút thắc mắc mình muốn đưa ra đây để anh em trao đổi như sau:
Trong yêu cầu kỹ thuật người ta yêu cầu thông gió cho không gian phòng điều khiển và phòng điện là minimum air change rate 15 air changes/hour, minimum fresh air change rate là 7.5 air changes/hour. Nếu dựa vào thông số này để tính toán lượng gió tươi cấp vào phòng thì lượng gió tươi tính được là rất lớn vì vậy mà tải lạnh do gió tươi mang vào cũng tăng lên rất nhiều. Mình thấy thông thường tính lượng gió tươi là theo L/s/người hoặc L/s/m2 chứ không ai tính air change cả mình đang không hiểu air change ở đây nghĩa của nó là gì nhờ mọi người giúp đỡ.

Hi anh, theo như hiểu biết của em thì nó thế này.
- Thông số Air change per hour ACH là thông số để áp dụng tính cho các khu vực chỉ cần thông gió, không yêu cầu có điều hòa trong đó. Tuy nhiên có khi nó được áp dụng cho các trường hợp đặc biệt như trong khu vực có khí gas, hóa chất khi ta chưa có data đầy đủ về lượng hóa chất tập trung đó thì có thể áp dụng ACH, lúc này lượng gió trao đổi lớn, nên công suất lạnh rất lớn. Còn thông thường khi tính Fresh Air cho khu vực điều hòa ta không thể nào tính dựa vào thông số ACH được vì như vậy công suất lạnh rất lớn.
- Như vậy tính cho trường hợp phòng điều hòa bình thường như thế nào. Trong ASHRAE cho chỉ rõ cho từng phòng, khu vực tính theo thông số l/s trên người và l/s/m2. Tuy nhiên TCVN thì rút ngắn đi chỉ quy định l/s thôi. Mà thật sự cái này tương đương nhau. Có thể nói theo TCVN thì là rút gọn và đơn giản hóa tuy nhiên nếu cần tính chính xác thì phải theo ASHRAE. Theo TCVN quy định tối thiểu 8 l/s/ người.
- Tuy nhiên thực tế ta có gặp rất nhiều phòng hay khu vực không có trong Data của ASHRAE hay TCVN thì sao. Cái này mình có thể theo ASHRAE đổi với những khu vực khác có thể tính lượng OA theo 7.5 l/m2.

=> Trên đây là những gì mình biết, mong nhận được comment từ anh em.
 
Mình đang nghĩ cái Air change rate có thể được hiểu là sự thay đổi gió của trong phòng, giá trị này là lưu lượng gió tổng cấp vào phòng chia cho thể tích của phòng: Air change rate = Vdhkk/Vphòng =15air change/hour chứ không phải là lượng gió tươi cấp vào 15 lần trên giờ đâu.
 
Em đang mới tìm hiểu về hệ thống thông gió,search trên mạng có thuật ngữ ACH liên quan tới bài viết
em vẫn chưa hiểu nó lắm ,tiện đây em đang đọc SS 553-2009 của singapore có cái bảng số này em không hiểu
thường thì họ tính toán theo bội số trao đổi không khí vào phòng /m3 hoặc cấp khí theo đầu người, diện tích (m2) ,vậy "air change /hour" có nghĩa là gì ạ ?
 

Đính kèm

  • thaihk.PNG
    thaihk.PNG
    169.8 KB · Xem: 193
Em đang mới tìm hiểu về hệ thống thông gió,search trên mạng có thuật ngữ ACH liên quan tới bài viết
em vẫn chưa hiểu nó lắm ,tiện đây em đang đọc SS 553-2009 của singapore có cái bảng số này em không hiểu
thường thì họ tính toán theo bội số trao đổi không khí vào phòng /m3 hoặc cấp khí theo đầu người, diện tích (m2) ,vậy "air change /hour" có nghĩa là gì ạ ?
hi bạn, ý họ muốn nói là số lần trao đổi gió m3/h ở đây là thông gió bằng quạt trong không gian không có điều hòa bạn nhé.
 
Hi bạn,
Khi tính toán tải lạnh ngoài lưu lượng gió tươi, bạn phải tính toán đến tải lạnh cho lưu lượng gió thải nữa nhé, ở đây mình nói vậy bởi vì Air change của gió thải đang lớn hơn so với gió tươi.
Thông thường mình sẽ lấy 1 trong hai lưu lượng hút hoặc cấp cái nào lớn hơn thì lấy cơ sở để tính toán tải đối với trường hợp phòng nằm bên ngoài hoàn toàn tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài. Còn trường hợp phòng nằm trong khu vực không tiếp xúc với bên ngoài sẽ có tải lạnh ít hơn.
 
Back
Bên trên